Thiên hà của chúng ta – Milky Way đã được vẽ bản đồ chi tiết nhờ dữ liệu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (European Space Agency – ESA). Nó trông như một bức ảnh nhìn từ bên ngoài vũ trụ vậy.
Mới đây Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – ESA đã công bố đợt dữ liệu thứ 3 từ sứ mệnh không gian Gaia – một sứ mệnh nhằm lập database về các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta – Milky Way, hay còn gọi là dải Ngân Hà theo cách gọi của người Hán.
Lần công bố trước là vào tháng 12 năm 2020. Nó bao gồm thông tin về hơn 1,8 tỷ ngôi sao, bao gồm vị trí, chuyển động, độ sáng, màu sắc của chúng.
Lần công bố 3 lại càng chi tiết hơn. Gaia đã cung cấp thêm các dữ liệu về thành phần hóa học, điều mà sẽ được sử dụng để tìm ra những thông tin sâu xa hơn.
Nó giúp các nhà thiên văn phân biệt được những ngôi sao hình thành trong thiên hà và những ngôi sao bị lực hấp dẫn của thiên hà cuốn vào.
Dữ liệu Gaia được sử dụng để lập một bản đồ chi tiết nhất lịch sử thiên văn học về thiên hà của chúng ta. Nó trông như được chụp từ góc độ nhìn từ ngoài thiên hà nhìn vào, mặc dù chúng ta chưa đi đủ xa để thoát ra ngoài chính thiên hà của mình.
“Bức ảnh” này được dựng nên từ dữ liệu về các ngôi sao, hành tinh, tiểu hành tinh và thậm chí là cả những đám mây tinh vân. Nó cũng phân biệt rõ các hệ sao đôi, chuẩn tinh, và các sao lùn.
Có khoảng 813.000 hệ sao đôi được phát hiện trong thiên hà Milky Way.
Cảm biến của kính viễn vọng không gian Gaia còn đủ mạnh để ghi nhận sự thay đổi độ sáng của 1 ngôi sao nhất định.
Thậm chí Gaia còn thu thập được những dữ liệu nằm ngoài mục đích thiết kế ban đầu của nó, đó là những chuyển động trên bề mặt các ngôi sao. Với những dữ liệu chi tiết đáng kinh ngạc này, nhân loại sẽ dễ dàng phát hiện thêm nhiều hố đen và các hệ hành tinh mới trong tương lai.